HIỆN TRẠNG & GIẢI PHÁP
NÂNG CAO HIỆU QUẢ TRONG QUẢN LÝ & KHAI THÁC
CÁC HỆ THỐNG CÔNG TRÌNH THỦY LỢI
Căn cứ theo Quyết định số 781/QĐ-BNN-TCTL ban hành 21 tháng 4 năm 2014 đã nêu rõ những tồn tại và hạn chế trong quá trình quản lý - khai thác các Hệ thống công trình Thủy lợi hiện có. Chúng tôi xin trích đăng hai nội dung chính trong Quyết định nêu trên, để chúng ta thấy rõ hơn tâm quan trọng chiến lược trong việc nâng cao hiệu quả trong công tác Quản lý và Khai thác các Hệ thống công trình thủy lợi như sau:
2.1. Hiệu quả quản lý khai thác công trình thủy lợi còn yếu kém
Mặc dù được đầu tư lớn nhưng công tác quản lý, vận hành hệ thống công trình thủy lợi còn bộc lộ nhiều hạn chế, như: Hiệu quả quản lý thấp; bộ máy tổ chức cồng kềnh; đội ngũ cán bộ, nhân viên có xu hướng tăng; năng suất lao động thấp, chất lượng quản trị không cao, công trình xuống cấp nhanh, vi phạm công trình thủy lợi tăng và chưa được giải quyết; sử dụng nước lãng phí.
Cơ sở hạ tầng chậm được củng cố, tỷ lệ diện tích có tưới đạt 80%, tỷ lệ cung cấp nước cho các dịch vụ khác ít được quan tâm và phát huy hiệu quả; hạ tầng thủy lợi nội đồng chưa đáp ứng yêu cầu sản xuất nông nghiệp theo quy trình tiên tiến hoặc khó chuyển đổi khi thay đổi cơ cấu cây trồng.
Cơ chế vận hành mang nặng tính bao cấp, thiếu động lực để nâng cao năng suất lao động, đảm bảo chất lượng, đổi mới hệ thống quản trị của Công ty quản lý khai thác công trình thủy lợi.
Hệ thống tài chính yếu kém, chủ yếu dựa vào nguồn thu từ ngân sách nhà nước, phương thức cấp phát và nghiệm thu không dựa vào chất lượng dịch vụ, các dịch vụ khai thác tổng hợp không được phát huy để tăng nguồn thu.
Tổ chức thủy nông cơ sở thiếu bền vững; năng lực của cán bộ quản lý yếu cả về tổ chức quản lý và kỹ thuật; tài chính của tổ chức thủy nông cơ sở rất khó khăn, theo báo cáo của địa phương, trên 52% tổ chức có nguồn thu chỉ đáp ứng 65-70% yêu cầu chi, thiếu kinh phí duy tu, sửa chữa nạo vét kênh mương, dẫn đến công trình hư hỏng, xuống cấp nhanh. Một số địa phương có xu hướng giao công trình thủy lợi nội đồng cho Công ty khai thác công trình thủy lợi quản lý, tiếp tục làm tăng gánh nặng đến ngân sách nhà nước.
Quản lý an toàn hồ đập chưa được coi trọng đúng mức, nhiều hồ đập bị xuống cấp có nguy cơ mất an toàn, tổ chức quản lý hồ đập (đặc biệt là hồ đập nhỏ) chưa đáp ứng yêu cầu; năng lực cảnh báo, dự báo sớm phục vụ chỉ đạo điều hành và vận hành hồ chứa còn yếu.
2.2. Thủy lợi chưa đáp ứng được yêu cầu của nền nông nghiệp đa dạng và hiện đại
Hệ thống công trình thủy lợi chủ yếu tập trung cung cấp nước cho cây lúa, phần lớn các cây trồng cạn chưa có tưới hoặc tưới bằng các biện pháp lạc hậu và lãng phí nước. Theo thống kê năm 2012, diện tích gieo trồng chè đạt 129 nghìn ha, cà phê 622,1 nghìn ha, cao su 910,5 nghìn ha, hồ tiêu 58,9 nghìn ha, điều 235,9 nghìn ha, cây ăn quả 675,9 nghìn ha, mía 297,9 nghìn ha, cây rau, đậu 1.004,9 nghìn ha (Chiến lược phát triển nông nghiệp nông thôn Việt Nam đến năm 2020 và tầm nhìn đến năm 2030) nhưng diện tích được áp dụng các giải pháp tưới tiên tiến, tiết kiệm nước còn hạn chế[2].
Đầu tư hạ tầng thủy lợi cho phục vụ nuôi trồng thủy sản rất thấp, hệ thống thủy lợi chưa đáp ứng yêu cầu nuôi.
n(3) Nâng cao hiệu lực, hiệu quả quản lý nhà nước.
n(1) Rà soát năng lực, nhiệm vụ của các hệ thống công trình thủy lợi.
n(2) Hoàn thiện thể chế, chính sách.
n(3) Củng cố cơ sở hạ tầng công trình thủy lợi theo hướng hiện đại hóa.
n(5) Tăng cường công tác quản lý nhà nước về thủy lợi.
PHƯƠNG HƯỚNG THỰC HIỆN
Quán triệt Nghị quyết số 26-NQ/T.Ư và Nghị quyết số 13-NQ/T.Ư,
Bộ Nông nghiệp và PTNT xác định nhiệm vụ:
Nâng cao hiệu quả hoạt động của các công trình thủy lợi hiện có phục vụ tốt sản xuất nông nghiệp, dân sinh, kinh tế- xã hội là nhiệm vụ trọng tâm và quan trọng nhất hiện nay.
Đề án Nâng cao hiệu quả quản lý khai thác công trình thủy lợi hiện có đánh giá, phân tích thực trạng và đề xuất các giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả các công trình thủy lợi, phục vụ Đề án tái cơ cấu ngành nông nghiệp theo hướng nâng cao giá trị gia tăng và phát triển bền vững đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt và gắn với xây dựng Nông thôn mới
NHỮNG NHIỆM VỤ CHỦ YẾU
TRONG QUÁ TRÌNH THỰC HIỆN ĐỀ ÁN
(1) Củng cố hệ thống cơ sở hạ tầng thủy lợi để đáp ứng phát triển nền nông nghiệp đa dạng và hiện đại.
n(2) Nâng cao hiệu quả hoạt động của các tổ chức quản lý khai thác công trình thủy lợi.
n(4) Áp dụng rộng rãi tiến bộ khoa học công nghệ về thủy lợi phục vụ sản xuất nông nghiệp.
n(5) Nâng cao chất lượng nguồn nhân lực thủy lợi và nhận thức người dân.
6 NHÓM GIẢI PHÁP CHÍNH
TRONG QUÁ TRÌNH THỰC HIỆN ĐỀ ÁN
n(4) Đẩy mạnh nghiên cứu, chuyển giao và ứng dụng tiến bộ khoa học công nghệ trong quản lý, vận hành hệ thống và tăng cường hợp tác quốc tế.
n(6) Đẩy mạnh công tác đào tạo, đào tạo lại và công tác thông tin, truyền thông.
Trên cơ sở những nhận định trên của Bộ Nông Nghiệp và Phát triển Nông thôn, chúng tôi đã tiến hành viết bài :"HIỆN TRẠNG VÀ GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ TRONG QUẢN LÝ & KHAI THÁC CÁC HỆ THỐNG CÔNG TRÌNH THỦY LỢI". Bài viết này khá chi tiết và được trình bầy bằng PowerPoint.
Trong bài viết này chúng tôi chỉ giới thiệu tóm tắt một số nội dung chủ yếu như sau:
A. CÔNG TÁC THU THẬP CÁC TÀI LIỆU CƠ BẢN:
Để thực hiện công tác quy hoạch, bố trí và tính toán hệ thống kênh tưới đạt hiệu quả cao, phù hợp với nhu cầu cung cấp nước cho toàn bộ khu tưới, người thiết kế cần thu thập và khảo sát đầy đủ các tài liệu cơ bản sau:
- Tài liệu dân sinh kinh tế toàn khu tưới, kèm theo niên giám thống kê gần nhất cho toàn tỉnh và khu vực dự án;
- Tài liệu địa hình toàn khu vực dự án, tỷ lệ 1/1000 đến /10000;
- Tài liệu địa hình khu vực công trình đầu mối (như trạm bơm, cống lấy nước từ sông, hồ chứa, đập, trạm thủy điện,..), tỷ lệ 1/500;
- Tài liệu thổ nhưỡng, bản đồ giải thửa của khu tưới;
- Hiện trạng hệ thống thủy lợi, giao thông khu dự án;
- Các tài liệu về khí tượng-thủy văn, địa chất thủy văn khu vực nghiên cứu;
- Tài liệu về cơ cấu thời vụ, năng suất,tình hình úng hạn của khu tưới;
- Những tài liệu liên quan đến định hướng phát triển chiến lược của vùng dự án trong khoảng 10 đến 20 năm tới;
- Tình hình đền bù, giải phóng mặt bằng thuộc khu vực xây dựng hệ thống kênh của khu vực dự án;
- Tiến hành đánh giá nhanh (RAP) khu vực dự án để đưa ra những giảii pháp thiết kế mới hoặc cải tạo-nâng cấp và hiện đại hóa hệ thống kênh một cách thích hợp, hiệu quả;
- Tình hình vật liệu địa phương có đáp ứng được nhu cầu xây dựng hay không?
B. LỰA CHỌN GIẢI PHÁP CHO HỆ THỐNG KÊNH TƯỚI:
Đây là phần trọng tâm của bài toán quy hoạch, thiết kế hệ thống kênh tưới tiếp cận hiện đại hóa. Muốn thực hiện tốt vấn đề này, trước hết chúng ta phải tiến hành tính toán, phân tích một cách lôgic và hệ thống trên cơ sở những tài liệu vừa khảo sát và thu thập để đưa ra các tiêu chí chủ yếu trong quá trình quy hoạch và tính toán thiết kế:
Hệ thống kênh phải thiết kế sao cho đơn giản, thuận tiện trong quản lý vận hành;
Khi thiết kế mặt cắt kênh, nhất thiết phải tuân thủ các nguyên tắc về thủy lực của dòng không ổn định và mối quan hệ giữa chúng trong quá trình quản lý vận hành;
1. Khi thiết kế mặt cắt kênh, nhất thiết phải tuân thủ các nguyên tắc về thủy lực của dòng không ổn định và mối quan hệ giữa chúng trong quá trình quản lý vận hành.
2. Khi thiết kế kênh và các công trình trên kênh, người thiết kế cần phải tạo sự thuận lợi và hiệu quả khi áp dụng các phương thức điều tiết dòng chảy trong kênh sau này.
3. Phù hợp với chiến lược phát triển hiện đại hóa của toàn hệ thống.
4. Nên thiết kế các đập tràn đỉnh rộng để đo nước trên hệ thống kênh.
5. Đề xuất các giải pháp quản lý vận hành phù hợp cho các tổ chức người sử dụng nước.
6. Phải bảo đảm tốt ba yêu cầu trong thiết kế hệ thống kênh tưới:
+ Công bằng
+ Tin cậy
+ Mềm dẻo, linh hoạt.
1. Khi thiết kế mặt cắt kênh, nhất thiết phải tuân thủ các nguyên tắc về thủy lực của dòng không ổn định và mối quan hệ giữa chúng trong quá trình quản lý vận hành.
2. Khi thiết kế kênh và các công trình trên kênh, người thiết kế cần phải tạo sự thuận lợi và hiệu quả khi áp dụng các phương thức điều tiết dòng chảy trong kênh sau này.
3. Phù hợp với chiến lược phát triển hiện đại hóa của toàn hệ thống.
4. Nên thiết kế các đập tràn đỉnh rộng để đo nước trên hệ thống kênh.
5. Đề xuất các giải pháp quản lý vận hành phù hợp cho các tổ chức người sử dụng nước.
6. Phải bảo đảm tốt ba yêu cầu trong thiết kế hệ thống kênh tưới:
+ Công bằng
+ Tin cậy
+ Mềm dẻo, linh hoạt.
C. CÔNG TÁC ĐÀO TẠO VÀ ĐÀO TẠO LẠI CHO CÁC KĨ SU THIẾT KÊ & CÁC CÁN BỘ QUẢN LÝ CÁC HỆ THỐNG TƯỚI NÓI RIÊNG VÀ HỆ THỐNG THỦY LỢI NÓI CHUNG:
D, CÔNG TÁC ỨNG DỤNG KHOA HỌC CÔNG NGHỆ TIÊN TIẾN ĐỂ XÂY DỰNG CÁC PHẦN MỀM TÍNH TOÁN THỦY LỢI GIÚP CHO CÔNG TÁC THIẾT KẾ, QUY HOẠCH CÁC HỆ THỐNG THỦY LỢI MỘT CÁCH NHANH CHÓNG VÀ HIỆU QUẢ:
I. PHẦN MỀM TÍNH TOÁN THỦY LỰC HỆ THỐNG KÊNH
VÀ CÔNG TRÌNH TRÊN KÊNH TIẾP CẬN HIỆN ĐẠI HÓA
(Trường hợp mặt cắt kênh hình thang)
II. PHẦN MỀM TÍNH TOÁN THỦY LỰC HỆ THỐNG KÊNH
VÀ CÔNG TRÌNH TRÊN KÊNH TIẾP CẬN HIỆN ĐẠI HÓA
(Trường hợp mặt cắt kênh dạng phi lăng trụ)
III. PHẦN MỀM TÍNH TOÁN HỆ SỐ TƯỚI CHO LÚA
VÀ CÂY TRỒNG CẠN TIẾP CẬN HIỆN ĐẠI HÓA
IV. PHẦN MỀM TÍNH TOÁN XÁC ĐỊNH CAO TRÌNH KHỐNG CHẾ TƯỚI TỰ CHẢY
CHO HỆ THỐNG KÊNH TƯỚI (Zttc) TIẾP CẬN HIỆN ĐẠI HÓA
V. PHẦN MỀM TÍNH TOÁN XÁC ĐỊNH HỆ SỐ TIÊU
CHO HỆ THỐNG THỦY NÔNG (qt) TIẾP CẬN HIỆN ĐẠI HÓA
VI. PHẦN MỀM PHỐI HỢP NGUỒN NƯỚC
TRÊN CƠ SỞ TÍNH TOÁN THIẾT KẾ CÁC HẠNG MỤC CÔNG TRÌNH THỦY LỢI
NHẰM LỢI DỤNG TỔNG HỢP NGUỒN NƯỚC, TIẾP CẬN HIỆN ĐẠI HÓA
VII. PHẦN MỀM PHỐI HỢP NGUỒN NƯỚC
ĐÁNH GIÁ KHẢ NĂNG CẤP NƯỚC CỦA HỆ THỐNG THỦY LỢI SẴN CÓ
TRƯỚC KHI TIẾN HÀNH TÍNH TOÁN CẢI TẠO NÂNG CẤP TOÀN HỆ THỐNG
VIII. PHẦN MỀM PHÂN TÍCH ĐÁNH GIÁ
CÁC CHỈ TIÊU KINH TẾ - KỸ THUẬT CHO HỆ THỐNG THỦY LỢI
IX. PHẦN MỀM TÍNH TOÁN THỦY LỰC
SỬ DỤNG TRONG THIẾT KẾ CÁC LOẠI CỐNG THUỘC HỆ THỐNG THỦY LỢI
X. PHẦN MỀM TÍNH TOÁN ĐỘ MỞ CỐNG A
SỬ DỤNG TRONG THIẾT KẾ CÁC LOẠI CỐNG THUỘC HỆ THỐNG THỦY LỢI
XI. PHẦN MỀM TÍNH TOÁN THỦY LỰC
SỬ DỤNG TRONG THIẾT KẾ CÁC LOẠI ĐẬP THUỘC HỆ THỐNG THỦY LỢI
XII. PHẦN MỀM TÍNH TOÁN THỦY LỰC
TRONG THIẾT KẾ CÁC LOẠI CÔNG TRÌNH ĐO NƯỚC
THƯỜNG ĐƯỢC ÁP DỤNG TRONG CÁC HỆ THỐNG THỦY LỢI
XIII. PHẦN MỀM TÍNH TOÁN
TIÊU NĂNG HẠ LƯU CÁC CÔNG TRÌNH TRONG HỆ THỐNG THỦY LỢI
XIV PHẦN MỀM TÍNH TOÁN
TIÊU NĂNG HỐ XÓI TRONG HỆ THỐNG THỦY LỢI
XV PHẦN MỀM TÍNH TOÁN THỦY LỰC
TRONG THIẾT KẾ CÔNG TRÌNH DỐC NƯỚC CỦA HỆ THỐNG THỦY LỢI
GHI CHÚ:
Mọi yêu cầu, góp ý xin liên hệ trực tiếp theo dịa chỉ:
Email : vudainguyen@gmail.com
Số DT : 0164.948.4686
Xin chân thành cảm ơn.
T.m Ban Chủ nhiêm Phần mềm
NGƯT. Vũ Đại Nguyên
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét